Tổng cộng, khối ngoại bán ròng 2.676 tỷ đồng trong tháng 1/2022, trong đó mua ròng khớp lệnh 2.770 tỷ đồng còn bán ròng thỏa thuận 5.445 tỷ đồng – chủ yếu là giao dịch bán cổ phiếu MSN
Thị trường chứng khoán đã kết thúc tháng đầu tiên của năm Dương lịch 2022 không mấy tích cực khi các chỉ số của cả ba sàn đều giảm so với thời điểm cuối năm 2021. Cụ thể, VN-Index giảm 19,32 điểm tương ứng 1,3% xuống 1.478,98 điểm. Trong khi đó, HNX giảm tới hơn 12% còn 416,73 điểm và UPCoM-Index giảm 2,7% xuống 109,69 điểm.
Sau một vài phiên đầu năm thăng hoa với việc chỉ số VN-Index bứt phá xô đổ ngưỡng 1.500 điểm, liên tiếp lập đỉnh mới thì những sự cố xảy ra trên thị trường đã rấy lên làn sóng bán lan từ nhóm cổ phiếu đầu cơ tăng ‘nóng’ sang cả nhóm vốn hóa lớn. Thậm chí áp lực bán còn khiến thị trường thiết lập phiên giảm hơn 43 điểm trong ngày 17/1 – giảm mạnh nhất trong vòng 5 tháng gần nhất, hàng trăm mã nằm sàn la liệt. Tâm lý nhà đầu tư hoang mang, mất niềm tin vào thị trường có thể là nguyên nhân chủ yếu gây ra nhịp điều chỉnh mạnh trong tháng 1 này.
Trong bối cảnh chứng khoán Việt có những nhịp lỡ đà, diễn biến giao dịch của khối ngoại lại có những tín hiệu tương đối tích cực, mặc dù quy mô của nhà đầu tư nước ngoài hiện chỉ còn chiếm khoảng 6% tổng giá trị giao dịch trên toàn thị trường. Theo đó, sau khoảng đầu tháng giao dịch mua bán đan xen, nhà đầu tư ngoại đã tập trung mua ròng trong những phiên cuối tháng với giá trị lớn, chủ yếu qua kênh khớp lệnh với các Bluechips. Trong khi đó, kênh giao dịch thỏa thuận ghi nhận giao dịch đáng chú ý nhất là thương vụ thoái vốn 33 triệu cổ phiếu Masan (MSN) của Ardolis Investment Pte. Ltd thuộc quỹ Chính phủ Singapore (GIC).
Tổng cộng, khối ngoại bán ròng 2.676 tỷ đồng trong tháng 1/2022, trong đó mua ròng khớp lệnh 2.770 tỷ đồng còn bán ròng thỏa thuận 5.445 tỷ đồng. Nếu loại trừ giá trị bán ròng cổ phiếu MSN, khối ngoại đã mua ròng 2.553 tỷ đồng trên toàn thị trường.
Nguồn: SSI Research
Trong số các mã chứng khoán được khối ngoại mua ròng mạnh nhất trong tháng 1/2022, VHM là cái tên dẫn đầu khi được khối ngoại rót ròng 1.299 tỷ đồng trong cả tháng. Theo sau là STB với giá trị mua ròng đạt 585 tỷ đồng, cổ phiếu ngân hàng này nhận được sự chú ý lớn của nhà đầu tư nước ngoài từ khoảng tháng 7/2021 với nhiều phiên liên tiếp được mua ròng trăm tỷ. Đến cuối tháng 1/2022, khối ngoại đã trở lại mua ròng mã STB với nhiều phiên liên tiếp đạt giá trị trăm tỷ
Thị giá hai cổ phiếu này trong tháng 2/2022 diễn biến trái chiều khi VHM tăng giảm hơn 2% còn STB tăng 12,9%.
Bên cạnh đó, các mã ngân hàng khác là CTG, LPB cũng được mua ròng mạnh với giá trị 573 và 374 tỷ đồng. Cổ phiếu bất động sản là DXG và KBC cũng lần lượt được khối ngoại mua ròng 485 tỷ đồng và 416 tỷ đồng.
Ở chiều ngược lại, cổ phiếu MSN là cái tên dẫn đầu với giá trị bán ròng lên tới 5.229 tỷ đồng – gần như là giao dịch bán thỏa thuận. Cụ thể, Ardolis Investment Pte. Ltd đã bán thỏa thuận gần 33 triệu cổ phiếu MSN trong phiên 19/1/2022. Sau giao dịch, số lượng cổ phiếu quỹ này nắm giữ giảm từ hơn 65,9 triệu cổ phiếu, chiếm 5,58% xuống còn gần 33 triệu cổ phiếu, tương ứng tỷ lệ 2,79% Như vậy, quỹ ngoại này chính thức không còn là cổ đông lớn tại Masan.
Xếp thứ 2 trong danh sách bán ròng của khối ngoại là NVL với giá trị 818 tỷ đồng, những bluechips bất động sản khác như ‘trùm đất Thủ Thiêm’ CII tiếp tục chịu áp lực thoát hàng của nhà đầu tư ngoại, giá trị bán ròng 267 tỷ đồng.
Top 10 cổ phiếu bị khối ngoại bán ròng mạnh nhất từ đầu năm còn có sự hiện diện của ‘ông lớn’ như VIC (-627 tỷ đồng), HPG (-367 tỷ đồng), SGB (-309 tỷ đồng), VNM (-243 tỷ đồng)….
Việc dòng vốn của khối ngoại có tín hiệu khởi sắc trong tháng đầu năm 2022 có liên quan nhiều đến nhiều quỹ ETFs, đặc biệt là những quỹ đến từ Đài Loan đang mạnh dạn giải ngân vào thị trường chứng khoán Việt Nam.
Cụ thể, sau khi bị rút vốn liên tiếp trong giai đoạn 4 tháng cuối năm 2021, Fubon FTSE Vietnam ETF đã liên tục hút ròng trong những phiên cuối tháng 1. Hay mới đây, Jih Sun Vietnam Opportunity Fund (JSV Fund) được tư vấn bởi VinaCapital cũng đã được cấp phép thành lập và cho biết sẽ giải ngân vào TTCK Việt Nam ngay trong tháng 1 với quy mô có thể lên tới 6 tỷ Đài Tệ (khoảng 5.000 tỷ đồng).
Về phía bán ròng, áp lực chốt lời gia tăng của khối ngoại bắt đầu được ghi nhận khi VN-Index tăng mạnh từ đáy hồi đầu năm 2020. Theo SSI Research, dòng tiền đầu tư có xu hướng tiêu cực trong thời gian qua khi sức hấp dẫn của thị trường chứng khoán Việt Nam giảm sút đến từ nhiều lý do khách quan và chủ quan. Theo đó, tâm lý nhà đầu tư bị ảnh hưởng nghiêm trọng trong bối cảnh dịch bệnh ảnh hưởng nghiêm tr�