Phân tính cơ bản chứng khoán là một trong những phương pháp phân tích cổ điển và lâu đời nhất từ trước đến nay. Có rất nhiều tỷ phú chứng khoán thành công khi áp dụng phân tích cơ bản trong đầu tư như: Warren Buffett, Peter Lynch,… Tuy nhiên, không phải nhà đầu tư nào cũng đủ kiên nhẫn và tầm nhìn để áp dụng kiểu đầu tư này. Trong bài viết này, DNSE sẽ giới thiệu những khái niệm quan trọng về phân tích cơ bản trong chứng khoán. Hãy cùng theo dõi nhé.
Phân tích cơ bản chứng khoán là gì?
Phân tích cơ bản (Fundamental analysis) là phương pháp thông dụng dùng để phân tích giá trị nội tại của chứng khoán. Phương pháp này được tiến hành dựa trên việc đánh giá các yếu tố phản ánh tình hình kinh doanh, sản xuất của doanh nghiệp. Từ đó ta có thể dự đoán được những triển vọng trong tương lai của công ty.
Ngoài ra, các nhà phân tích cơ bản cũng phải xem xét đến các yếu tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu như kinh tế vĩ mô và vi mô.
Phân tích cơ bản phù hợp với ai?
Nếu là một nhà đầu tư có tư duy và tầm nhìn dài hạn thì phân tích cơ bản sinh ra để dành cho bạn. Với phương thức này, bạn sẽ không cần phải theo dõi biểu đồ chứng khoán, bảng điện mỗi ngày. Nhà đầu tư dài hạn sẽ đặt kỳ vọng của mình vào các cổ phiếu tiềm năng và mong rằng chúng sẽ đem về lợi nhuận khủng trong tương lai. Những biến động ngắn hạn không có quá nhiều tác động với nhà đầu tư theo trường phái phân tích căn bản.
2 cách tiếp cận thị trường của phân tích cơ bản chứng khoán
Các yếu tố như: Tài chính, kinh doanh, doanh thu, lợi nhuận, nợ,… của doanh nghiệp đều sẽ được khai thác khi sử dụng phân tích cơ bản. Các yếu tố cơ bản được chia làm 2 loại là định lượng và định tính.
Phân tích định tính
Các nhân tố định tính (qualitative) là những yếu tố không thể tính toán một cách cụ thể mà chỉ có thể đánh giá qua quan điểm cá nhân của nhà đầu tư. Chúng bao gồm:
Kỳ vọng ngành:
Ngành của doanh nghiệp phải có triển vọng phát triển trong tương lai, tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển bền vững trong những năm tới.
Mô hình kinh doanh:
Trong cùng ngành, mỗi doanh nghiệp sẽ có mỗi mô hình kinh doanh khác nhau. Phân tích sâu vào yếu tố này sẽ giúp nhà đầu tư biết được lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp, từ đó đưa ra quyết định đầu tư.
Lợi thế cạnh tranh:
Lợi thế này phụ thuộc vào chi phí sản xuất thấp, lợi thế về thương hiệu, quy mô kinh doanh, khả năng đàm phán và huy động vốn. Nếu những lợi thế này hoạt động và phát triển bền vững thì đây chính là doanh nghiệp đáng tin.
Rủi ro:
Những rủi ro từ kinh tế vĩ mô và chu kỳ kinh doanh sẽ ảnh hưởng đến doanh nghiệp. Đây là điều không thể tránh khỏi. Do đó, công ty cần đưa ra những biện pháp quản trị hợp lý, từ đó giúp công ty phát triển bền vững.
Ban lãnh đạo và quản trị:
Tầm nhìn dài hạn và cam kết cùng phát triển với cổ đông chính là yếu tố quan trọng của ban lãnh đạo đáng tin cậy.
Phân tích định lượng
Các nhân tố định lượng (quantitative) là những chỉ tiêu tài chính được thể hiện trong báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Những nhân tố này bao gồm:
Doanh thu và lợi nhuận:
Sự tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận, tỷ suất sinh lời ROA, ROE, ROIC, biên lợi nhuận ròng, thu nhập trên mỗi cổ phiếu (EPS) và các khoản thu nhập bất thường. Những chỉ số này thể hiện khả năng sinh lợi của công ty trong hoạt động kinh doanh. Với con số (%) phù hợp, nhà đầu tư có thể tìm được những cổ phiếu cơ bản tốt và sinh lời bền vững.
Tài sản và nguồn vốn:
bao gồm cấu trúc vốn, cơ cấu tài sản, vốn lưu động, tỷ lệ vay nợ, tiền mặt, hệ số thanh toán. Dựa vào số vốn, số tài sản của doanh nghiệp, nhà đầu tư có thể nhận biết được sức mạnh nội tại của công ty mình chọn lựa.
Đối với những công ty, tập đoàn có lượng vốn lớn, họ có thể chiếm ưu thế hơn so với các công ty trong ngành bằng việc rót vốn đầu tư, đẩy mạnh kinh doanh, sản xuất và phát triển sản phẩm. Giá cổ phiếu của những công ty này cũng sẽ tăng một cách bền vững khi có được lòng tin của nhà đầu tư.
Dòng tiền:
Dòng tiền tự do, chính sách cổ tức, chi phí vốn CAPEX. Xác định được sự lưu chuyển của dòng tiền giúp nhà đầu tư nắm được phạm vi hoạt động cũng như kế hoạch đầu tư của doanh nghiệp. Từ đó chọn ra cho mình những cổ phiếu của công ty có kế hoạch kinh doanh phù hợp với bản thân.
Chỉ số giá thị trường:
P/E và P/B, 2 chỉ số này giúp nhà đầu tư tìm được những cổ phiếu của công ty tiềm năng nhưng đang bị định giá thấp hơn so với giá trị thực. Qua đó, bạn có thể đưa ra quyết định giao dịch phù hợp và thu được lợi nhuận lớn.
Ví dụ: mã cổ phiếu XYZ có giá trị thực là 25.000đ/cp. Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại, nó đang được giao dịch trên thị trường với mức 15.000đ/cổ, thấp hơn so với giá trị thực. Điều này tức là mã này có tiềm năng tăng trong tương lai, thích hợp để mua vào.
Ưu điểm và nhược điểm của phân tích cơ bản chứng khoán
Giống như những phương pháp phân tích khác, phân tích cơ bản cũng có ưu điểm và nhược điểm nhất định.
Ưu điểm
- Đây là phương pháp phân tích hỗ trợ nhà đầu tư tìm được cổ phiếu tiềm năng trong dài hạn.
- Phương pháp này giúp nhà đầu tư đánh giá được giá trị nội tại của công ty dựa vào các yếu tố định lượng và định tính.
Nhược điểm
- Khối lượng thông tin đầu vào rất lớn, nhà đầu tư cần bỏ ra rất nhiều thời gian để phân tích và đánh giá.
- Dễ bị tác động bởi yếu tố chủ quan, các tin tức giả, thổi phồng sẽ khiến nhà đầu tư đưa ra phân tích sai lầm.
- Nắm giữ cổ phiếu trong dài hạn sẽ gặp phải rủi ro về kinh tế vĩ mô như: Khủng hoảng kinh tế, lạm phát,…
- Phân tích cơ bản đòi hỏi nhà đầu tư phải giữ cho mình cái đầu lạnh, làm chủ được cảm xúc và cần đặc biệt kiên nhẫn trước những biến động liên tục của thị trường. Rất nhiều nhà đ�