Chỉ số PMI có vai trò quan trọng trong việc đánh giá và nắm bắt tình hình sản xuất kinh doanh. Vậy chỉ số PMI là gì? Ý nghĩa của chỉ số PMI với nền kinh tế hiện nay như thế nào? Mẹo Chứng Khoán sẽ giúp các bạn hiểu rõ chỉ số này qua nội dung dưới đây, hãy cùng tìm hiểu nhé.
Chỉ số PMI là gì?
Chỉ số PMI là từ viết tắt bởi Purchasing Managers’ Index. Đây là chỉ số được dùng để đánh giá mức độ hoạt động của ngành dịch vụ và sản xuất. Việc xác định chỉ số kinh tế này dựa vào quá trình khảo sát quản lý dịch vụ và mua hàng từ cửa hàng, xí nghiệp, nhà máy.
Đặc điểm của chỉ số PMI
Chỉ số PMI được sử dụng để đánh giá tình hình kinh tế của một quốc gia nói riêng và toàn thế giới nói chung. Hàng tháng chỉ số này sẽ được cập nhật và công bố. Dựa vào đó sẽ đánh giá được xu hướng tăng trưởng kinh tế trong thời gian tới, bao gồm thị trường chứng khoán và giá cả.
Phân loại chỉ số PMI
Chỉ số PMI có hai loại được biết đến rộng rãi trên thị trường hiện nay là chỉ số PMI sản xuất và chỉ số PMI phi sản xuất.
Chỉ số PMI sản xuất
Ứng dụng chính của chỉ số này trong ngành sản xuất đó là quản lý sức mua. Chỉ số sản xuất có các đặc điểm chính sau:
- Chiếm tỷ lệ 20% cho việc làm.
- Chiếm tỷ lệ 10% là hàng tồn kho.
- Tỷ lệ 25% thuộc về sản xuất và đơn hàng mới chiếm 30%.
- Tỷ lệ giao hàng từ nhà cung cấp vào khoảng 15%.
Chỉ số PMI phi sản xuất
PMI phi sản xuất hay còn gọi là PMI dịch vụ được sử dụng trong các ngành công nghiệp dịch vụ. Mỗi thành phần sẽ có tỷ trọng thay đổi theo thời vụ. Bao gồm:
- Việc làm.
- Đơn hàng mới.
- Hoạt động kinh doanh.
- Giao hàng…
Ưu điểm và nhược điểm của chỉ số PMI
Chỉ số PMI có những ưu điểm và nhược điểm nhất định. Bao gồm:
Ưu điểm
- Đây là chỉ số được cung cấp dựa trên thực tế nên đảm bảo độ chính xác.
- Chỉ số này công bố hàng tháng giúp cho các nhà đầu tư dự đoán được nền kinh tế trong tương lai.
- Dựa vào PMI, các nhà quản lý sẽ đánh giá được hiệu quả hoạt động để đưa ra chiến lược đúng đắn trong thời gian tới.
Nhược điểm
- Không cung cấp thông tin về sự hài lòng khách hàng hay chất lượng sản phẩm.
- Không có ý nghĩa với thị trường chứng khoán hay biến động giá cả.
- Không đại diện cho tất cả các ngành mà chỉ liên quan đến sản xuất và sản phẩm.
Ý nghĩa chỉ số PMI
Chỉ số PMI có nhiều ý nghĩa thiết thực với nền kinh tế bao gồm những khía cạnh cơ bản dưới đây.
Thước đo “tình trạng sức khỏe” của nền kinh tế quốc gia
Thông qua PMI, quốc gia hoặc công ty có thể đánh giá được tốc độ hoạt động sản xuất kinh doanh. Cụ thể:
- Trường hợp PMI > 50 thì hoạt động sản xuất đang phát triển theo hướng mở rộng.
- Nếu PMI < 50, tình hình kinh doanh đang có chiều hướng thu hẹp.
Tác động tới quyết định mua hàng công ty
Dựa vào chỉ số PMI có thể đánh giá được mức giá sản phẩm, số lượng hàng hóa và đưa ra quyết định mua hàng phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh. Thông qua đó, doanh nghiệp sẽ cân đối việc sản xuất lượng sản phẩm cần hoàn thành đơn hàng. Đồng thời, dự trữ nguồn nguyên liệu phù hợp để chuẩn bị sản xuất cho thời gian tới.
Tác động tới các đơn vị cung ứng
Các đơn vị cung ứng có thể dựa vào chỉ số PMI để đưa ra chiến lược và ước lượng nhu cầu sử dụng kèm theo điều chỉnh về giá cả. Nếu nhu cầu và số lượng đặt hàng tăng thì tăng giá cung ứng. Ngược lại, nhu cầu giảm thì sẽ giảm giá cung ứng để kích cầu.
Vai trò của chỉ số PMI
Chỉ số PMI có vai trò quan trọng với nền kinh tế thị trường. Cụ thể:
- Hỗ trợ doanh nghiệp trong việc đầu tư và sản xuất kinh doanh. Đồng thời đưa ra dự báo về nhu cầu sản xuất trong tương lai và ước lượng nguồn hàng tồn kho.
- Góp phần vào việc dự báo tình hình kinh tế và đưa ra giá bán hợp lý.
- Phân tích và đưa ra chiến lược kinh doanh hợp lý. Dựa vào PMI, doanh nghiệp sẽ lên kế hoạch để tuyển dụng nhân sự, quản lý ngân sách và nguồn vốn.
Ảnh hưởng của chỉ số PMI đến thị trường chứng khoán
Chỉ số PMI có thể tìm thấy trên nhiều phương tiện truyền thông như: Các trang web đầu tư, web tài chính, báo đài… Chỉ số này thường biến động trước khi có sự biến động của nền kinh tế. Thông qua chỉ số này, nhà đầu tư có thể nhận định được tình hình kinh tế biến động theo chiều hướng tốt hay xấu, tình hình lạm phát, nhu cầu mua – bán…
Nếu biến động tốt thì cần chớp lấy cơ hội để đầu tư sinh lời cao. Ngược lại, tình hình biến động xấu thì tập trung vào mô hình an toàn hay lựa chọn những kênh đầu tư phù hợp để tránh rủi ro, thất thoát lớn. Nhất là với cổ phiếu hoặc chứng khoán.
Kết luận
Chỉ số PMI đánh giá một phần cho tình hình kinh tế của mỗi doanh nghiệp hay mỗi quốc gia. Dựa vào đó, các nhà lãnh đạo sẽ đưa ra đánh giá và nhận định chung để cải thiện hiệu quả kinh doanh. Nếu các bạn muốn tìm hiểu nhiều hơn về PMI hãy liên hệ với meochungkhoan.com để được hỗ trợ.