Điểm nhấn năm 2021
Diễn biến ngành trong năm: KHẢ QUAN
Ngành công nghệ và viễn thông ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng 72% trong năm 2021 vừa qua và vượt xa mức tăng của chỉ số VNIndex (34%).
Diễn biến của ngành phù hợp với kỳ vọng của chúng tôi, với các công ty dẫn đầu bao gồm: FPT (+86%); CTR (+54%); và CMG (+55%). Các công ty này chiếm 90% tỷ trọng vốn hóa thị trường của ngành công nghệ và viễn thông trong nước.
• Kết quả khả quan của FPT là nhờ mức tăng trưởng LNTT hai chữ số ở mức 20% so với cùng kỳ bất chấp các đợt bùng phát dịch nghiêm trọng.
• CTR cũng có kết quả khả quan với LNTT 11T2021 đạt 405 tỷ đồng (hoàn thành 116% so với kế hoạch). Ban lãnh đạo gần đây đã tăng LNTT năm 2021 lên 472 đồng (+37% so với cùng kỳ), vượt 11% so với ước tính của chúng tôi. Tỷ trọng đóng góp cao hơn của mảng cho thuê cơ sở hạ tầng viễn thông có thể giúp biên lợi nhuận gộp cao hơn.
• Diễn biến giá của VGI (-6% so với đầu năm) giảm do căng thẳng chính trị ở Myanmar đã tác động tiêu cực đến KQKD của công ty liên kết Mytel. LNTT trong 9T2021 của VGT giảm -31% so với cùng kỳ. Tỷ lệ free float của VGI chỉ là 0,97%.
Do đó, VGI không được đưa vào tính hiệu quả hoạt động của ngành (nếu tính cả VGI, hiệu suất ngành giảm xuống +24% so với đầu năm, kém khả quan hơn so với chỉ số VNIndex trong năm 2021).
Triển vọng năm 2022
Triển vọng tăng trưởng ngành công nghệ trong năm 2022
• Mức chi tiêu cho CNTT toàn cầu dự kiến sẽ duy trì đà tăng trưởng trong năm 2022. Theo cập nhật đến ngày 20/10/2021, Gartner đã tăng ước tính chi tiêu cho các trung tâm dữ liệu và dịch vụ CNTT lên 2% cho năm 2022. Ngày 14/7/2021, Gartner cũng đã tăng dự báo chi tiêu cho CNTT toàn cầu là 3%.
• Theo cập nhật ngày 20/12/2021 của Bộ TT&TT, quy mô thị trường nội địa của dịch vụ CNTT có thể đạt khoảng 25-30 tỷ USD trong năm 2025, với tốc độ CAGR dao động khoảng 20% -30%.
• Định giá ngành năm 2022: Theo ước tính, FPT có thể đạt mức tăng trưởng EPS năm 2022 là + 24% và hệ số P/E năm 2022 là 17,7x, tương ứng với PEG là 0,7x. Trong khi đó, các công ty cùng ngành có khả năng đạt mức tăng trưởng EPS năm 2022 là +13,7% và P/E dự phóng năm 2022 là 21,3x (chi tiết Phụ lục 1). FPT sẵn sàng cho xu hướng tăng đầy hấp dẫn.
Triển vọng tăng trưởng ngành viễn thông trong năm 2022
Vị thế dẫn đầu của Tập đoàn Viettel trong cả thị phần băng thông internet và dịch vụ điện thoại di động có thể là điểm có lợi chủ chốt đối với CTR. Thị phần thuê bao di động của Viettel tăng lên 54% trong năm 2021 – tương ứng cải thiện 4% so với 2018. Từ năm 2017-2021, thị phần của Viettel trong băng thông internet mở rộng mạnh mẽ, tăng từ 31,4% lên 40,5%. Vị thế dẫn đầu thị trường của Viettel sẽ thúc đẩy các động lực tăng trưởng chính của CTR đối với mảng xây dựng viễn thông, vận hành cơ sở hạ tầng viễn thông và cho thuê cơ sở hạ tầng viễn thông. Với việc chiếm thị phần lớn nhất về thuê bao di động (cũng như vùng phủ sóng hạ tầng viễn thông), Tập đoàn Viettel hay CTR đang sẵn sàng mở rộng vùng phủ sóng BTS 5G trong tương lai. Điều này sẽ gây khó khăn cho những công ty mới gia nhập hoặc đối thủ cạnh tranh hiện tại ngay lập tức mở rộng sang thị trường này.
• Diễn biến về việc phát triển 5G của Chính phủ:
✓ Theo bản cập nhật ngày 20/12/2021 của Bộ TT&TT, tiến độ thực thi Nghị định đấu giá 5G sẽ được triển khai. Tỷ lệ người dùng 5G/tổng dân số kế hoạch đạt 8% trong năm 2022 và 20% trong năm 2024, theo Bộ TT&TT.
✓ Ngày 26/9/2021, Ông Nguyễn Mạnh Hùng – Bộ trưởng Bộ TT&TT cho biết “Nghị định đấu giá 5G sẽ được chính phủ phê duyệt vào Q4/2021 và 5G có thể được triển khai thương mại trong năm 2022” .
✓ Cuối tháng 6/2021, Bộ TT&TT đã đề xuất cắt dần mạng 2G và 3G bắt đầu từ năm 2022. Kể từ khi Thông tư 43/2020/TTBTTTT có hiệu lực từ 01/7/2021, các thiết bị di động nhập khẩu phải tích hợp công nghệ tối thiểu 4G.
Top cổ phiếu ưa thích:
Công ty Cổ phần FPT (FPT: HOSE):
• Giá hiện tại: 93.800 đồng/cp;
Giá mục tiêu 1 năm: 112.500 đồng/cp
Luận điểm đầu tư:
✓ Tiếp tục tăng trưởng 2 chữ số trong năm 2022. Tăng trưởng LNTT năm 2022 của FPT ước tính khoảng 22% so với cùng kỳ, chủ yếu nhờ mức tăng +26,9% so với cùng kỳ trong mảng công nghệ (bao gồm +25,6% trong dịch vụ CNTT thuê ngoài và + 33% trong dịch vụ CNTT trong nước).
✓ Quy mô giá trị hợp đồng lớn hơn và các dịch vụ giá trị gia tăng cao hơn sẽ là hai yếu tố chính giúp cải thiện biên LNTT cho mảng dịch vụ CNTT thuê ngoài. Trong năm 2021, quy mô giá trị hợp đồng (trên 5 triệu USD) đã tăng lên, cùng với tỷ trọng đóng góp cao hơn từ doanh thu chuyển đổi số, trong khi biên LNTT của dịch vụ CNTT thuê ngoài có thể cải thiện trong 2022
✓ Vị thế tiền mặt ròng giúp Công ty vượt qua giai đoạn biến động do covid & đồng thời sẵn sàng cho các hoạt động M&A tiềm năng. Tính đến ngày 30/09/2021, FPT có lượng tiền mặt ròng là 3,7 nghìn tỷ đồng.
• Rủi ro: Tình trạng thiếu chip trên toàn cầu kéo dài có thể tác động tiêu cực đến biên LNTT của mảng dịch vụ internet.
Tổng Công ty Cổ phần Công trình Viettel (CTR: UPCOM):
• Giá hiện tại: 82300 đồng/cp;
Giá mục tiêu 1 năm: 104.500 đồng/cp
Luận điểm đầu tư:
✓ Ngày 28/12/2021, CTR thông báo Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh chấp thuận niêm yết cổ phiếu trên sàn HOSE (từ sàn UPCOM). Theo công ty ngày niêm yết chính xác sẽ được công bố sau. Đây sẽ là yếu tố hỗ trợ tích cực cho giá cổ phiếu.
✓ Ban lãnh đạo cũng điều chỉnh tăng ước tính LNTT năm 2021 đạt 472 tỷ đồng (+37% so với cùng kỳ) – cao hơn khoảng 11% so với ước tính của chúng tôi. Theo đó, LNTT Q4/2021 dự kiến đạt 160 tỷ đồng (+ 21% so với cùng kỳ) – cao hơn kỳ vọng của thị trường.
✓ Theo bản cập nhật ngày 20/12/2021 của Bộ TT&TT, tiến độ thực hiện Nghị định đấu giá tần số 5G sẽ được triển khai trong năm 2022. Tỷ lệ người sử dụng 5G/tổng dân số kế hoạch đạt 8% trong năm 2022 và 20% trong năm 2024, theo Bộ TT&TT.
✓ Cùng với việc tập đoàn Viettel mở rộng thị phần băng thông internet và thuê bao di động, đây có thể là động lực tăng trưởng chính của CTR ở các mảng xây dựng viễn thông, vận hành cơ sở hạ tầng viễn thông và cho thuê cơ sở hạ tầng viễn thông. Với thị phần thuê bao di động lớn nhất (cũng như vùng phủ sóng hạ tầng viễn thông), Tập đoàn Viettel hay CTR sẵn sàng mở rộng vùng phủ sóng BTS 5G tại Việt Nam.
✓ Do tỷ lệ đóng góp của mảng cho thuê cơ sở hạ tầng viễn thông tăng lên, biên lợi nhuận gộp của CTR có thể cải thiện từ 7,9% trong năm 2021 lên 9,7% trong năm 2023 (và