VNindex sáng nay có gì hot?

“PNJ: Cập nhật ĐHCĐ”

Kế hoạch 2022: Doanh thu và LNST lần lượt đạt VND 25,8 nghìn tỷ (+32% YoY) và VND 1,3 nghìn tỷ (+28% YoY), cổ tức tiền mặt 20% (tỷ suất 1.5%); cổ phiếu thưởng tỷ lệ 3:1. ESOP tỷ lệ 1.5-2%.
KQKD Q1.2022: Doanh thu dự kiến tăng trưởng 41% YoY nhờ việc mở rộng thị phần. Từ 2019-2021, thị phần của PNJ trong phân khúc trang sức trung caocấp tăng từ 37% lên 56%.
Mở mới cửa hàng: 30-50 cửa hàng mới mỗi năm trong giai đoạn 2022-2025.
Định hướng 2022: PNJ đánh giá quy mô phân khúc trung-cao cấp còn dư địa tăng trưởng vì vậy sức mua trang sức trong năm 2022 vẫn tích cực. Việc mở rộng cửa hàng ở các thành phố cấp 2&3 và doanh thu vàng miếng tăng trưởng mạnh có thể làm giảm biên lợi nhuận chung của công ty năm 2022. Tuy nhiên, PNJ sẽ duy trì mức biên LNG cho mảng trang sức bán lẻ, hơn là chú trọng tăng biên LNG chung.

“PTB: Cập nhật ĐHCĐ”

Kế hoạch 2022. Doanh thu dự kiến đạt 7.250 tỷ đồng (+10% YoY). Trong đó, doanh thu ngành đá tăng trưởng 15% YoY, ngành gỗ tăng trưởng 16% đạt mức 3.990 tỷ đồng, mua bán xe Toyota tăng trưởng -2% YoY, bất động sản ghi nhận phần còn lại dự án Phú Tài Residence là 510 tỷ đồng. LNTT kế hoạch đạt 790 tỷ đồng (+21% YoY).
Kế hoạch đầu tư năm 2022. Tổng vốn đầu tư năm 2022 đạt 115 tỷ đồng, trong đó chủ yếu là tăng chi phí nguyên liệu cho ngành gỗ và đá.
Hoạt động mảng gỗ tăng trưởng khá tích cực. Tháng 4 này mới bàn giao hết hàng tồn của năm 2021. Doanh thu mảng gỗ quý 1 tăng 15- 17% YoY, chủ yếu tăng trưởng từ thị trường Mỹ do Việt Nam được hưởng lợi từ thuế xuất so với gỗ Trung Quốc.
Phát hành cổ phiếu tăng vốn. Phát hành cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu tỷ lệ 20% với giá phát hành 25.000 đồng/CP. Đồng thời chia cổ tức 45% (40% bằng cổ phiếu và 5% bằng tiền mặt), thời gian thực hiện vào Q2-Q3/2022. Q1/2022 và kế hoạch Q2/2022. Doanh thu dự báo trong Q1/2022 đạt 1.735 tỷ đồng (+32% YoY) và LNTT dạt 180.5 tỷ đồng (+43% YoY) chủ yếu tăng trưởng do ghi nhận dự án BDS, trong khi năm ngoái chưa có ghi nhận. Kế hoạch Q2/2022 doanh thu dự kiến đạt 1.977 tỷ đồng (+21% YoY) và LNTT đạt 213 tỷ đồng (+38% YoY’

Thị trường quốc tế:

  • S&P 500 quay lại dưới EMA 200 ngày

➢ Giao dịch quanh đường trung bình động 200 ngày là diễn biến chính của S&P 500 trong tuần qua. Trước kỳ nghỉ lễ vào ngày thứ Sáu (Good Friday), S&P 500 đóng cửa tại ngưỡng 4.392,59 điểm (-2,1% so với tuần liền trước). Trong trường hợp S&P 500 không quay lại trên đường EMA200, nhiều khả năng nhịp điều chỉnh sẽ tiếp diễn với vùng hỗ trợ gần của chỉ số là khu vực 4.288 điểm.
➢ Trong ngắn hạn cũng như cả năm 2022, mối quan tâm lớn nhất của nhà đầu tư Hoa Kỳ là câu chuyện lạm phát và lãi suất. Trong tuần qua, US BLS công bố CPI tháng 3 của Mỹ tăng 8,5% YoY, cao hơn đáng kể so với số liệu tháng 2 (+7,9% YoY). Biến số lạm phát kéo theo câu chuyện tăng lãi suất của FED. Theo FED Rate Monitor Tool, xác suất FED tăng lãi suất thêm 0,5% trong kỳ họp diễn ra vào đầu tháng 5 là 90%.
➢ Trong tuần tới, thị trường Hoa Kỳ sẽ đón nhận các bài phát biểu của các thành viên của FOMC/FED, đáng chú ý là bài nhận định của thống đốc Jerome Powell vào tối ngày thứ Năm

Thị trường hàng hóa

➢ Dầu Brent nỗ lực hồi phục trở lại trong tuần qua sau chuỗi phiên điều chỉnh. Giá dầu kết thúc phiên giao dịch ngày thứ Sáu tại ngưỡng 111,7 USD/thùng (+ 8,6% so với tuần liền trước). Trên đồ thị ngày, giá dầu tạm thời chinh phục trở lại đường trend Giảm hình thành từ vùng đỉnh tạm thời của năm 2022 (139 USD.thùng). Vùng kháng cự gần của giá dầu là khu vực 115 USD.thùng.
➢ Tại các sàn giao dịch hàng hóa của Trung Quốc, giá thép thanh (rebar) hồi phục mạnh 1,75% trong tuần qua và đóng cửa tại ngưỡng 5.048,9 CNY/tấn. Giá HRC cùng chung trạng thái với biên độ +1,13%, đạt 5.198 CNY/tấn. Giá phân bón (urea) hồi phục nhẹ +0,2%, đạt 2.938 CNY/tấn.
➢ Thị trường hàng hải ghi nhận nhịp hồi phục của giá cước vận tải hàng khô (BDI) sau 13 phiên điều chỉnh liên tiếp. Giá cước đóng cửa phiên gần nhất tại ngưỡng 2.137 điểm. Trong khi đó, giá cước vận tải container giảm tuần thứ Sáu liên tiếp với biên độ -1,2%, đạt 7.945,3 điểm, chủ yếu do ảnh hưởng từ các chặng vận tải liên quan đến Thượng Hải (Trung Quốc)

Nhận định & Khuyến nghị

➢ Nhận định
❖ VN Index duy trì diễn biến thận trọng trong tuần vừa qua do ảnh hưởng từ nhóm cổ phiếu Ngân hàng và Bất động sản. Trên đồ thị ngày, chỉ số đóng cửa dưới các mốc quan sát quan trọng là đường trung bình động 20 ngày và 50 ngày. Khối lượng giao dịch mặc dù vẫn duy trì ở mức thấp trong tuần qua tuy nhiên với riêng ngày thứ Sáu, lực cung đã gia tăng tại nhóm vốn hóa lớn.
❖ Trong các phiên tới, nhiều khả năng VN Index sẽ kiểm lại vùng hỗ trợ 1.440 – 1.423 điểm khi lượng cổ phiếu bắt đáy ngắn hạn về tài khoản, bên cạnh diễn biến thận trọng có thể duy trì tại 2 nhóm trụ cột là Ngân hàng và Bất động sản. Khu vực 1.440 – 1.423 điểm cũng là vùng cận dưới của kênh giá mà chỉ số hình thành kể từ đầu năm 2022 đến nay.
➢ Khuyến nghị
❖ Nhà đầu tư ưu tiên nắm giữ (vị thế hold) các cổ phiếu Cơ bản, được xác nhận bởi câu chuyện tăng trưởng lợi nhuận (Bán lẻ, Thủy sản, Dệt may, Công nghệ – Viễn thông, Bảo hiểm,v.v) tuy nhiên cần chủ động sử dụng trailing stop loss để quản trị rủi ro khi cần thiết

Related Post